I. Dấu hiệu nhận biết:
___1- Chấn thương phần mềm: là những tổn thương đụng giập phần mềm, với các dấu hiệu:
– Không rách da, đau.
– Sưng, bầm tím hoặc đỏ.
– Hạn chế cử động.
___2- Vết thương phần mềm: là những tổn thương rách da, chảy máu.
– Đau, sưng nề, bầm tím tại vùng bị tổn thương.
– Có thể có dị vật tại vết thương.
II. Nguyên nhân:
– Va đập mạnh
– Vật sắc nhọn.
– Ngã, tai nạn lao động. tai nạn giao thông, chơi thể thao.
III. Nguy cơ:
– Chảy máu nhiều nếu không được sơ cứu kịp thời có thể làm cho nạn nhân bị choáng, dẫn đến tử vong.
– Có thể bị nhiễm khuẩn tại chỗ và toàn thân.
IV. Xử trí:
___1. Sơ cứu chấn thương phần mềm có bầm tím tụ máu:
– Để nạn nhân ở tư thế thoải mái
– Chườm lạnh, băng cố định vùng tổn thương.
Nghỉ ngơi, nâng cao chi tổn thương, Hạn chế cử động mạnh.
___2. Sơ cứu vết thương phần mềm:
– Rửa vết thương bằng nước sạch (nếu có bùn, đất, cát bám dính trên vết thương). Nếu vết thương sâu, bẩn thì rửa bằng Ôxy già.
– Cách rửa vết thương: Rửa theo chiều xoắn ốc từ trong vết thương ra ngoài
– Có thể dùng dung dịch Betadine để sát trùng xung quanh vết thương
– Đặt gạc phủ kín vết thương và băng lại.
Lưu ý: Không được rút dị vật ra khỏi vết thương, chèn gạc/vải sạch quanh dị vật và băng cố định. Kiểm tra lưu thông máu sau khi băng.
___3. Kỹ thuật băng:
* Nguyên tắc:
_+ Phủ gạc, vải sạch và băng kín vết thương.
_+ Không băng: quá lỏng hoặc quá chặt gây nguy cơ tắc tuần hoàn. Kiểm tra lưu thông máu sau khi băng.
* Các loại băng: băng cuộn, băng tam giác, băng keo.
_+ Phương pháp băng:
– Neo băng
– Đường băng
– Khóa băng
_+ 5 kiểu băng cuộn cơ bản: Băng xoắn ốc (băng vòng/cuốn), băng chữ nhân (băng lật), băng chéo (băng số 8), băng rẻ quạt, băng vòng gấp lại.
Băng xoắn ốc
Băng chữ nhân
Băng rẻ quạt
Băng v gấp
Lê Viết Hưng
sưu tầm