Sơ lược kỹ năng truyền tin

—– Từ thời xa xưa, khi con người vẫn còn đời sống hoang dã và sống thành bày từ đó tạo nên bộ tộc, bộ lạc. Mỗi một bộ tộc bộ lạc đều có những ngôn ngữ và ám hiệu riêng để thông báo cho nhau những tin tức cần thiết, họ dùng những ám hiệu như: mỏ, trống, kèn, khói, lửa, tù-và …để kêu gọi nhau giúp đỡ hoặc báo động khi có giặc đến…Thế giới loài người không ngừng phát triển, xã hội ngày càng được cải tiến và nâng cấp con người đã biết gửi thông tin cho nhau bằng nhiều phương tiện, như: để chuyển một thông điệp thì người đưa tin có thể dùng ngựa, bồ câu… để chuyển đi qua nhiều chặng đường xa và gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng từ khi con người phát hiện ra điện thì con người đã phát triển hơn và đặc biệt là vấn đề thông tin liên lạc bằng tín hiệu Morse. Năm 1837, ông Samuel Morse đã phát minh ra ám hiệu Morse, ám hiệu này phổ biến vào năm 1844 và được thay thế sau đó bằng biểu tín hiệu. Máy ám hiệu có đặc tính là: khi ta ngắt mở dòng điện thì sẽ gây nên tín hiệu “Tích, Te” thể hiện trên cuộn giấy đang chạy là “Chấm, gạch”. Ngày nay, xã hội văn minh và phát triển con người có thể nói chuyện với nhau hàng giờ bằng điện thoại, Chat trên mạng Internet hoặc gửi thư, bưu ảnh, điện hoa qua dịch vụ bưu điện, Fax, Email, nhắn tin qua điện thoại di động… Năm 1998, trên thế giới đã tuyên bố chấm dứt thời kỳ liên lạc bằng Morse, mở ra một thời kỳ liên lạc hiện đại bằng kỷ thuật số như đã nói trên.

—– Từ những vấn đề trên, ta có thể nói truyền tin là một trong những kỹ năng giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong sinh hoạt dã ngoại. Việc học nó không phải một sớm, một chiều là thành công, mà đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện, cần cù, siêng năng. Thật là thú vị nếu ta có thể nói chuyện với bạn mình bên kia đường mà người khác không hiểu được nội dung. Truyền tin không thể thiếu trong những chuyến đi trại, du khảo…

—– CÁC QUY ƯỚC KHI TRUYỀN TIN BẰNG TIẾNG VIỆT

—– —– 1. Các mẫu tự tiếng Việt được ghép từ mẫu tự quốc tế:

AA = ——— – OO = Ô ——– — EE = Ê ——- — DD = Đ
AW = Ă —– OW = Ơ—– UW = Ư —– UOW = UWOW = ƯƠ

—– —– 2. Nguyên tắc sử dụng dấu thanh:

S = ´ —– —– F = ` —– —– X = ˜ —– —– R = ’ —– —– J = .

—– Ví dụ: “SỨC TRẺ MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG”
—– —– Được viết: “SUWCS TRER MANGJ MAYS TINHS VAF TRUYEENF THOONG”

Viết Hưng
biên soạn