Cuộc sống hiện đại đang diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh, áp lực cũng nhiều hơn trước. Điều này khiến con người cũng phải đối mặt với những cảm xúc dồn dập, khó tránh khỏi tiêu cực. Đó có thể là sự lo lắng, sợ hãi, hay có thể là vui vẻ, hy vọng, hạnh phúc.
Và cảm xúc là thứ khó quản lý nhất. Nó chi phối hầu hết các hành vi, phản ứng của chúng ta. Vì vậy, để có một cuộc sống cân bằng, lành mạnh, và thành công, mỗi người chúng ta cần phải học cách kiềm chế cảm xúc của mình.
“Chúng ta tồn tại và phát triển nhờ có cảm xúc”
Khi tức giận ta thường có xu hướng bộc phát, đối mặt với thứ là nguồn cơn của sự giận dữ. Khi lo sợ, ta thường chạy trốn khỏi thứ mang lại cho ta cảm giác đó. Khi vui vẻ, ta thường hướng sự tập trung vào những cơ hội, từ đó mang đến nguồn động lực để ta thực hiện những mục tiêu đã đề ra…
-> Cảm xúc giúp tập trung sự chú ý và thôi thúc ta thực hiện hành động cụ thể.
Bản năng cảm nhận của chúng ta tinh vi hơn nhiều so với khả năng suy nghĩ. Sau khi nghiên cứu những người không thể cảm nhận được cảm xúc do tổn thương não, nhà thần kinh học Damasio* nhận thấy rằng những đối tượng này phải vật lộn để đưa ra những quyết định dù là đơn giản nhất.
Ví dụ, một trong những bệnh nhân của ông đã dành gần 30 phút để quyết định cuộc hẹn tiếp theo của họ nên vào thứ Ba hay thứ Tư. Điều này xảy ra bởi vì họ thiếu một trạng thái cảm xúc có thể giúp họ quyết định lựa chọn này hay lựa chọn khác.
-> Cảm xúc giúp ta đưa ra quyết định.
Cảm xúc cho phép người khác hiểu ta cũng như ta hiểu họ thông qua biểu hiện khuôn mặt như buồn, vui, phấn khích, hoảng sợ… Từ đó mọi người dễ dàng thấu hiểu, giao tiếp với nhau hơn.
-> Cảm xúc giúp ta giao tiếp dễ dàng hơn.
*Antonio Damasio là một nhà thần kinh học người Mỹ gốc Bồ Đào Nha. Ông hiện là Chủ tịch David Dornsife về Khoa học Thần kinh, cũng như Giáo sư Tâm lý học, Triết học và Thần kinh học tại Đại học Nam California, và ngoài ra, là giáo sư trợ giảng tại Viện Salk.
Đầu tiên, việc điều chỉnh cảm xúc tốt được xem là nền tảng cho nhiều đức tính quý báu như: giàu tình yêu thương, không tham sân si, sống mạnh mẽ, độc lập, điềm tĩnh… Do đó, để tạo nên những giá trị tốt đẹp cho bản thân, hãy bắt đầu từ chính việc kiểm soát cảm xúc của chính mình.
Thứ hai, cuộc sống của chúng ta thường có quy luật, bạn cho người khác thứ gì thì sẽ nhận lại thứ đó. Bạn thường xuyên trao cho những người xung quanh mình sự tức giận, cáu gắt, xúc phạm thì những thứ bạn nhận lại sẽ chỉ là sự dè chừng, dè bỉu hoặc xa lánh. Còn nếu bạn trao cho những người xung quanh sự yêu yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ thì chắc chắn bạn sẽ nhận lại yêu thương, nhận lại sự quý mến từ mọi người.
Ông bà ta có câu “Sống là cho đâu chỉ nhận lại riêng mình”. Giữa cuộc sống bộn bề này, cách hiệu quả nhất để bạn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn chính là việc trao yêu thương cho người khác để nhận lại những yêu thương khác từ họ. Nếu bạn cứ để mặc cho cảm xúc của bản thân hoành hành thì có thể sau này bạn sẽ hối hận vì những hành động của mình. Dù là cảm xúc tích cực hay tiêu cực mà không được điều chỉnh tốt thì đều gây tổn thương đến người đối diện. Chưa kể chính việc đó còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh và công việc của bạn sau này nữa.
Cuối cùng, trước một vấn đề, một tình huống, hoàn cảnh nhất định, nếu bạn nóng giận và không làm chủ được cảm xúc thì chỉ thể hiện bạn là người không có khả năng giải quyết vấn đề. Vì vậy, để có một cái nhìn sâu hơn, sáng suốt hơn, bạn cần bình tĩnh và cân bằng chính cảm xúc của mình bạn nhé!
Vậy làm sao để kiềm chế cảm xúc của bản thân?
Đầu tiên bạn phải luyện điều tiết tâm trạng của mình, tránh những suy nghĩ tiêu cực vì nó có thể khiến bạn không còn đủ nghị lực để hành động.
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn luyện tập kiềm chế cảm xúc tốt hơn mà tụi mình tìm được:
- Tự nhận thức bản thân: mình là ai, mình cần gì, muốn gì, điểm mạnh điểm yếu, mục tiêu,…
- Suy nghĩ tích cực bằng cách: bạn có thể đọc cách, đọc những mẩu chuyện vui, bạn học 1 thứ kĩ năng nào đó hay bạn có thể tìm một môi trường mà ở đó bạn có thể tiếp xúc giao lưu với nhiều người…
- Tập trung vào việc tìm ra hướng giải quyết thay vì cứ ngồi trách móc, than vãn và rồi bỏ cuộc.
- Luôn nhắc nhở bản thân rằng bản thân rằng cần giữ bình tĩnh trước những tình huống (bạn có thể hít thở thật sâu, hoặc đặt bản thân ở 1 vị trí khác mà nhận xét vấn đề)
- Thiền: dùng hơi thở của mình để đưa cơ thể và tâm trí vào trạng thái thư giãn, bạn sẽ cảm nhận mọi mệt mỏi, lo âu tan dần tan biến và học cách điều chỉnh cảm xúc tốt hơn.
Vẫn biết trong những tình huống không như mong muốn của bản thân, thực hiện những biện pháp trên là một việc không dễ. Tuy nhiên nếu bạn cố gắng nhận ra những gì khiến mình có cảm xúc như bấy giờ, bạn sẽ phải ngừng tiêu cực, tìm cách khắc phục và tiếp tục tập trung vào mục tiêu chính.
Cảm xúc có thể là tích cực, có thể là tiêu cực. Nhưng đừng quá lo lắng mà hãy cân bằng cảm xúc của bản thân 1 cách hợp lý. Dù thế nào bạn hãy nhớ rằng:
“Mọi chuyện rồi sẽ ổn, bạn rồi sẽ vượt qua tất cả để tiến về đích – nơi bạn luôn mong muốn.”
Hãy Like và Follow Page Mạng chúng mình để nhận được thông báo sớm nhất về các số tiếp theo của NCsharing nhé!
#NC #UIT #VNUHCM
#NCSharing #NCSharing2021 #So5
#CTV #DOANKHOAMMTT