Sơ lược về Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.
Ngày 26/03/1931, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ II đã ra nghị quyết thành lập tổ chức Đoàn. Từ đó đến nay ngày 26/3 trở thành ngày thành lập Đoàn. Từ năm 1996, Ban chấp hành Trung ương Đoàn chọn ngày 26/3 hằng năm là ngày Thanh niên Việt Nam.
Tên gọi qua các thời kỳ:
* Từ 26/3/1931: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
* Từ 1937 – 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
* Từ 9/1939 – 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
* Từ 5/1941 – 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
* Từ 11/11/1956 – 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
* Từ 3/2/1970 – 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
* Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Những phong trào lớn của Đoàn đã góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc:
* Năm 1956: Phong trào “Lao động kiến thiết Tổ quốc”.
* Năm 1960: Phong trào “Thi đua trở thành người lao động tiên tiến”.
* Năm 1961: Phong trào “Những người tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1966)”.
* Năm 1964: Phong trào “Ba sẵn sàng” ở Miền Bắc.
* Năm1965: Phong trào “Năm xung phong” ở Miền Nam.
* Năm 1978: Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”.
* Năm 1981: Ba mũi tấn công chống tiêu cực, toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng.
* Năm 1982 – 1983: Ba chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ.
* Năm 1983: Giáo dục truyền thống cách mạng qua cuộc “Hành quân theo bước chân những người anh hùng”.
* Năm 1985: Cuộc “Hành quân theo chân Bác”.Cuộc vận động xây dựng nếp sống mới trong thanh niên.
* Năm 1987 – 1992: Cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh” và Bốn phong trào hành động:
+ Phong trào “Ba mục tiêu về dân số và Kế hoạch hóa gia đình”.
+ Phong trào phấn đấu “Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ”.
+ Phong trào thực hiện “Năm điều Bác Hồ dạy”.
+ Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi.
– Từ tháng 2 – 1993 đến tháng 12 – 2002: Phát động thanh niên với hai phong trào:
+ Phong trào “Thanh niên lập nghiệp”.
+ Phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”.
– Tháng 12 – 2002 đến tháng 9 – 2007: Toàn Đoàn phát động thanh niên phong trào “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
– Tháng 9 – 2007 đến nay: Triển khai sâu rộng phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.
Từ ngày thành lập đến nay Đoàn có 10 lần đại hội:
* Đại hội lần thứ I: Ngày 7/2 – 14/2/1950 tại Đại Từ – Thái Nguyên có 400 đại biểu. Đ/c Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư.
* Đại hội lần thứ II: Ngày 25/10 – 4/11/1956 tại Hà Nội có 479 đại biểu. Đ/c Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất.
* Đại hội lần thứ III: Ngày 23/3 – 25/3/1961 tại Hà Nội có 677 đại biểu. Đ/c Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất. Sau khi Đ/c Nguyễn Lam chuyển công tác, Đ/c Vũ Quang được bầu làm Bí thư thứ nhất. Sau khi Vũ Quang chuyển công tác, Đ/c Đặng Quốc Bảo được bầu làm Bí thư thứ nhất.
* Đại hội lần thứ IV: Ngày 20/11 – 22/11/1980 tại Hà Nội có 623 đại biểu. Đ/c Đặng Quốc Bảo được bầu làm Bí thư thứ nhất. Sau khi Đ/c Đặng Quốc Bảo chuyển công tác, Đ/c Vũ Mão được bầu làm Bí thư thứ nhất.
* Đại hội lần thứ V: Ngày 27/11 – 30/11/1987 tại Hà Nội có 750 đại biểu. Đ/c Hà Quang Dự được bầu làm Bí thư thứ nhất.
* Đại hội lần thứ VI: Ngày 15/10 – 18/10/1992 tại Hà Nội có 797 đại biểu. Đ/c Hồ Đức Việt được bầu làm Bí thư thứ nhất. Sau khi Đ/c Hồ Đức Việt chuyển công tác, Đ/c Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư thứ nhất.
* Đại hội lần thứ VII: Ngày 26/11 – 29/11/1997 tại Hà Nội có 899 đại biểu. Đ/c Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư thứ nhất.
* Đại hội lần thứ VIII: Ngày 8/12 – 11/12/2002 tại Hà Nội có 898 đại biểu. Đ/c Hoàng Bình Quân được bầu làm Bí thư thứ nhất. Sau khi Đ/c Hoàng Bình Quân chuyển công tác, Đ/c Đào Ngọc Dung được bầu làm Bí thư thứ nhất. Sau khi Đ/c Hà Ngọc Dung chuyển công tác, Đ/c Võ Văn Thưởng được bầu làm Bí thư thứ nhất.
* Đại hội lần thứ IX: Ngày 17/12 – 21/12/2007 tại Hà Nội có 1033 đại biểu. Đ/c Võ Văn Thưởng được bầu làm Bí thư thứ nhất. Sau khi Đ/c Võ Văn Thưởng chuyển công tác, Đ/c Nguyễn Đắc Vinh được bầu làm Bí thư thứ nhất.
* Đại hội lần thứ X: Ngày 11/12 – 14/12/2012 tại Hà Nội có 997 đại biểu. Đ/c Nguyễn Đắc Vinh được bầu làm Bí thư thứ nhất.

NHỮNG ĐOÀN VIÊN CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN

Lý Thúc Chất (SN 1911): Anh là người có mặt trong Hồng quân Liên xô bảo vệ Matxcơva. Xô Viết tối cao Liên xô tặng huân chương chiến tranh vệ quốc hạng nhất, huy hiệu 40 chiến thắng Xô Viết và huy hiệu cựu chiến binh Liên Xô.
Lý Anh Tự (SN 1912): Anh hy sinh khi tham gia sư đoàn quốc tế bảo vệ Liên Xô. Anh được tặng huân chương vệ quốc.
Lý Nam Thanh (SN 1908): Tham gia vào đội ngũ Hồng quân Liên Xô.
Lý Phương Thuận (SN 1916): Chị làm giao liên và trinh sát chống Tưởng ở Hà Nội. Chị bị bắt cùng Tống Văn Sơ tại Hồng Kông. Sau khi được thả, chị trở về nước tiếp tục công tác.
Lý Phương Đức: được xem là nữ chiến sĩ giao liên của Bác.
Lý Tự Trọng (1914 – 1931): tên thật là Lê Văn Trọng. Là người thứ 8 được kết nạp cho đến năm 1929 anh mới đủ 15 tuổi. Năm 1931, khi bảo vệ cụ Phan Bội Châu diễn thuyết tại sân vận động Lareni (Sài Gòn), anh bắn chết tên mật thám Lơgrăng và bị bắt. Thực dân dung cực hình tra tấn những anh không hề khuất phục. Đến cả bọn cai tù phải kính nể gọi anh là “Ông nhỏ”. Anh bị kết án tử hình ở tuổi 17. Đứng trước máy chém, anh vẫn ngẩng cao đầu và hát bài Quốc tế ca. Lời tuyên bố của anh trước bọn quan tòa Pháp vẫn được mọi người nhắc đến: “Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kỹ thì các ông cũng thấy cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao động như tôi.”